Trong y học, lòng lợn còn được biết đến như một vị thuốc quý. Trong Đông y, lòng lợn được gọi trư đỗ, là vị thuốc có vị ngọt, tính ấm; vào tỳ, vị, thận, có tác dụng kiện tỳ vị, ích thận bổ hư. Nên khi kết hợp lòng lợn với một số loại thực phẩm khác thì lại có những công dụng chữa bệnh khác nhau. Món lòng lợn hầm sa nhân chỉ xác là một ví dụ điển hình, không chỉ bổ dưỡng mà còn có hương vị rất riêng.
Sa nhân và chỉ xác cũng là 2 vị thuộc được sử dụng nhiều trong y học cổ truyền, có rất nhiều công dụng. Để chế biến được món lòng lợn hầm sa nhân chỉ xác này cần chuẩn 1 cái dạ dày lợn, chỉ xác 12g và 5g sa nhân. Cách làm hết sức đơn giản, bạn nhồi sa nhân và chỉ xác vào trong cái dạ dày lợn đã được làm sạch rồi khâu chặt lại. Lưu ý là phải rửa sạch dạ dày, lộn trái lại để bỏ hết những phần mỡ màng còn dính, khử trùng và khử mùi với muối, chanh hoặc giấm.
Sau khi đã khâu chặt dạ dày rồi thì bỏ vào nồi, thêm nước, thêm gia vị vừa đủ và đem đi hầm nhừ. Hầm đến khi dạ dày đã nhừ, thuốc cũng đã ra hết thì bạn cần lấy phần nước, cắt dạ dày ra và bỏ phần bã của sa nhân, chỉ xác đi và hoàn thành món ăn.
Đặc biệt món ăn này có vị khá lạ vì được hầm chung với 2 vị thuốc quý. Dùng món ăn cho những người bị bệnh sa dạ dày, sa tử cung, thoát vị bụng hay những người lớn tuổi, già yếu bị thoát vị cơ năng.